Sân Thiên Trường – Thông tin SVĐ Thiên Trường Nam Định. Trong số các sân vận động nước ta thì sân Thiên Trường vẫn được nhiều người lui tới để trải nghiệm các trận đấu lớn, tại đây có nhiều trận đấu hấp dẫn nhất.
Nếu bạn là người đam mê thể thao thì cần phải biết đến sân Thiên Trường, nếu bạn không biết sẽ là một thiếu sót rất lớn. Hầu như các trận đấu bóng đá từ những đội nổi tiếng trong nước đều diễn ra tại đây. Nếu bạn chưa hiểu rõ thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Thông tin sân Thiên Trường
Sân Thiên Trường còn gọi là SVĐ Thiên Trường đã từng được nhiều người gọi với tên là sân vận động Chùa Cuối nằm tại thành phố Nam Định. Sân vận động đang được nhiều giới chuyên môn thể thao đánh giá cao về nhiều mặt. Điển hình là chất lượng công trình và tính thẩm mỹ chỉ xếp sau sân vận động Mỹ Đình. Không những vậy mà chất lượng mặt sân đôi khi còn được đánh giá cao hơn sân vận động Mỹ Đình. Để làm được điều này là vì nhân viên luôn chăm sóc bảo dưỡng tốt. Sân cũng từng được báo chí ưu ái gọi với tên là Nhà hát của ước mơ.
Sân Thiên Trường được xây dựng vào thế kỷ XX, trận khai sân là giữa CLB Nam Định với U23 Thần Hoa Thượng Hải. Trong một số trận đấu bóng đá nếu khán giả ngồi trên khán đài nhìn xuống sẽ giống như “Chảo lửa Thiên Trường”. Điển hình như một số trận đấu nổi tiếng sau đây:
- Giải Seagame 22 – 2003
- Việt Nam – Liban 0-2 vào tháng 3 năm 2004.
- Giải vô địch bóng đá U17 Đông Nam Á 2006 vào tháng 8 năm 2006.
- Giải cúp vô địch bóng đá Đông Nam Á năm 2010.
Sức chứa của sân Thiên Trường
Sân Thiên Trường hiện tại đang có 20 cửa và được chia làm 4 khán đài A, B, C và D. Mỗi khán đài A sẽ có sức chứa 7.000, B tương tự cũng có sức chứa 7.000 người. Chỉ riêng các khán đài C và D đều chỉ có 3.000 chỗ.
Sân bóng Thiên Trường được thiết kế thêm 4 phòng cho vận động viên và 4 phòng dành riêng cho huấn luyện viên. Ngoài ra, phòng y tế, phòng cho khách VIP và khu giải khát… đã hoàn thành với thiết kế siêu sang trọng. Cỏ được sử dụng trên mặt sân là loại thuần chủng, đây là giống cỏ được nhập từ Thái Lan nên phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Thiết kế của sân Thiên Trường
Kết cấu sân Thiên Trường được thực hiện bằng khung bê tông cốt thép đúc toàn khối nối với nhau. Tất cả được kết nối thông qua những hệ dầm giằng kết hợp làm khán đài và bệ ngồi. Phần CONSON khán đài A và B có nhịp roi vào tầm 7–8 m, bên phía trên đầu conson là hệ mái thép.
Đối với khán đài A và B SVĐ Thiên Trường thì móng được dùng cọc ép tiết diện 35×35, sâu đến 60 m. Xét về độ mảnh của cọc khá lớn, có thể nói là vượt ra ngoài tiêu chuẩn cơ bản. Trong quá trình xây dựng thì chưa có máy ép được cọc 40×40 nên chỉ sử dụng cọc 35×35 cm. Đài cọc là những đài độc lập có 4 cọc trục phía trong sân và ở giữa, ngoài ra còn có 7 cọc cho trục ngoài cùng. Đài cọc sở hữu độ cao 0,80 m và 1,2 m kết hợp cùng dầm móng kích thước 40×80 cm.
Móng khán đài C, D SVĐ Thiên Trường áp dụng chân cột nhỏ nên chỉ dùng cọc 20x20cm và dài 8m. Theo đó, bên trên cọc ép khán đài C, D sử dụng hệ móng băng giao nhau.
Sơ đồ của sân Thiên Trường
Sân vận động Thiên Trường hiện có 4 khán đài chính với 20 cửa chính thức, mỗi đài sẽ có sức chứa cơ bản khác nhau. Phía khán đài A và B có sức chứa là 7.000 chỗ và khán đài D và C có sức chứa là 3.000 chỗ. Từ đó, tổng sức chứa cho sân Thiên Trường là 30.000 người. Trong đó, chưa tính các phòng riêng cho huấn luyện viên và các ban báo chí phóng viên.
Tóm lại, bài viết đã thể hiện một cách đầy đủ nhất các thông tin liên quan đến sân Thiên Trường. Dù không được so sánh ngang với sân vận động quốc gia nhưng sân vận động này cũng là điểm đến của nhiều câu lạc bộ nổi tiếng nước ta. Bạn có thể liên hệ đặt vé trước để có cơ hội xem các trận bóng đá chuyên nghiệp tại sân vận động này nhé.